QC

Những điều cần biết khi bắt đầu học thiết kế web với Joomla

Lần đầu tiên khi tiếp xúc với joomla! nhiều người luôn cảm thấy rằng có điều gì đó khó hiểu ở Joomla! khiến cho việc tiếp cận với nó thật khó khăn. Đó chính là do các khái niệm và thuật ngữ khác lạ của Joomla!, mà thật ra nó cũng chẳng khác lạ gì mấy so với các hệ thống quản trị nội dung (CMS: Content management System) khác.

Những điều cần biết khi bắt đầu học thiết kế web với Joomla
Các khái niệm cơ bản trong Joomla!

Front-end (Frontpage, Site)
Là các trang Web mà mọi người sẽ được thấy khi truy cập vào Web Site của bạn. Phần này ngoài việc hiển thị nội dung của trang Web còn là nơi mọi người có thể đăng ký thành viên và tham gia quản lý, viết bài đăng trên trang Web.

Back-end (Admin, Administrator)
Là phần quản lý Web Site dành cho các Quản trị, chủ nhân của Web Site. Phần này cho phép cấu hình các thông số về hoạt động, nội dung, hình thức và quản lý các thành phần, bộ phận được tích hợp thêm cho Joomla!

Module (Mô-dun)
Là thành phần mở rộng thêm chức năng cho trang web, các Module này có các chức năng khác nhau, được hiển thị trên trang web tại các vị trí qui định và có thể thay đổi được. Một trang web có thể hiển thị nhiều Module giống và khác nhau. Module có thể được cài đặt thêm vào trang web trong phần quản lý của Joomla!

Thông thường sau khi cài đặt Joomla! có sẵn các Module: Main Menu (menu chính), Top Menu (menu phụ, nằm ngang), Search (hiển thị công cụ tìm kiếm), Poll (hiển thị bảng bình chọn, lấy ý kiến), Newsflash (hiển thị các bản tin nổi bật), Hit Counter (hiển thị số lượng truy cập Web Site), Banners (hiển thị các bảng quảng cáo)...

Component (Chức năng)
Là các chức năng chính của trang web, nó quyết định đến chức năng, hình thức, nội dung chính của mỗi trang web. Component có thể có thêm Module để hỗ trợ cho việc hiển thị các chức năng và nội dung của nó. Component có thể được cài đặt thêm vào trang web trong phần quản lý của Joomla!

Thông thường sau khi cài đặt Joomla! có sẵn các Component: Banners (quản lý các bảng quảng cáo), Contacts (quản lý việc liên hệ giữa người dùng với Ban quản trị Web Site), Search (quản lý việc tìm kiếm), News Feeds (quản lý các tin tức), Polls (quản lý việc bình chọn, ý kiến của người dùng), Web Links (quản lý các liên kết ngoài Web Site) và các Component quản lý nội dung của trang web.

Plug-in (Mambot)
Là các tính năng được bổ sung thêm cho Component, Module,... các Plug-in này sẽ can thiệp, bổ sung vào nội dung của trang web trước hoặc sau khi nó được hiển thị. Plug-in có thể được cài đặt thêm vào trang web trong phần quản lý của Joomla!
Template (Giao diện)
Là giao diện, khuông dạng, kiểu mẫu, hình thức được thiết kế để trình bày nội dung của trang web và có các vị trí định sẵn để tích hợp các Module của trang web. Joomla! cho phép cài đặt và thay đổi Template cho toàn bộ trang web hay cho từng trang web khác nhau một cách dễ dàng.

Tất cả các thành phần mở rộng đều được cài đặt thêm hoặc gỡ bỏ thông qua các Trình đơn Cài đặt/Gỡ bỏ (Install/Uninstall) trong phần quản lý của Joomla!

Quản lý nội dung trong Joomla!

Joomla có 3 cấp quản lý nội dung chính:

Section (Phân mục)
Là cấp quản lý nội dung lớn nhất, chứa các Chuyên mục (Category). Joomla! cho phép tạo nhiều Section và mỗi Section có thể chứa nhiều Category.

Category (Chuyên mục)
Là cấp quản lý nội dung nhỏ hơn Section, Category chứa các bài viết (Content Item, Article). Joomla! cho phép tạo nhiều Category và mỗi Category có thể chứa nhiều Content Item.

Content Item - Article (Bài viết)
Là phần nội dung, chứa các văn bản và hình ảnh được hiển thị trên trang web. Các cấp quản lý nội dung đều được quản lý theo mã số ID nên có thể thay đổi tên mà không làm ảnh hưởng đến nội dung, địa chỉ liên kết của chúng.
Tâm Vĩnh
Những điều cần biết khi bắt đầu học thiết kế web với Joomla Reviewed by Unknown on 05:25 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Tạp Chí Công Nghệ - Dân Công Nghệ Việt Nam © 2014 - 2015
A Product of iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.