Tạo hàm trong javascript
Hàm là một phương pháp lập trình truyền thống và thường được ứng dụng trong các phương pháp lập trình thủ tục, lập trình hướng module,...
Với các ngôn ngữ lập trình bậc cao như C++ thì việc dùng hàm để code ứng dụng là người ta không thích tại vò khó quản lý bảo trì, nhưng đối với javascript và PHP thì ta rất hay dùng hàm.
1. Định nghĩa hàm (function) trong javascript
Từ bài 1 tới giờ ta đang code từng đoạn code riêng lẻ và khi cần thì code lại, như vậy giả sử ta cần xử lý vấn đề đó trong 1000 trường hợp thì ta phải code lại 1000 lần nên rất tốn thời gian. Chính vì vậy người ta nghĩ ngay đến Hàm, có nghĩa là sẽ gom một số đoạn code vào một khối xử lý và khi cần thì gọi ra dùng.
Giả sử mình viết chương trình kiểm tra số chẵn hay lẻ như sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
| var number = 2; if (number % 2 == 0){ alert( 'Số chẵn' ); } else { alert( 'Số lẻ' ); } |
Cú pháp tạo hàm trong javascript
1
2
3
4
| function name_of_function(var1, var2, var3, ...) { // Some code } |
- function: là từ khóa của javascript nên bắt buộc phải như vậy
- name_of_function: là tên của function, thông thường chúng ta tạo những tên có ý nghĩa như find_max, find_min, ...
- var1, var2 var3, ... là các tham số truyền vào hàm. Ví dụ viết hàm kiểm tra số chẵn hay lẽ thì ta sẽ có một tham số đó là số cần kiểm tra.
Ví dụ: Viết hàm kiểm tra một số chẵn hay lẻ.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
| // Tạo hàm function check_number(number) { if (number % 2 == 0){ alert(number + ' là số chẵn' ); } else { alert(number + 'Số lẻ' ); } } // Sử dụng hàm kiểm tra cho 5 số check_number(1); check_number(2); check_number(3); check_number(4); check_number(5); |
Lưu ý với các bạn trong javascript không tồn tại khái niệm con trỏ và tham chiếu trong hàm
2. Hàm có return và hàm không có return
Hàm có return là hàm có sử dụng từ khóa
return
để đặt ở cuối hàm với mục đích trả kết quả về để sử dụng tiếp ở những đoạn code bên ngoài. Ví dụ ta cần viết một hàm tính tổng của hai số a và b thì hàm này phải trả về giá trị là tổng của hai số a, b. Xem ví dụ sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
| // Khai báo hàm function tinh_tong(a, b) { // trả về kết quả là a + b return a + b; } // Sử dụng var so1 = 1; var so2 = 2; // truyền so1 và so2 vào hàm var ketqua = tinh_tong(so1, so2); alert(ketqua); |
Hàm không có return là hàm không có sử dụng từ khóa return đặt trong hàm. Ví dụ viết chương trình in ra tổng của hai số a và b.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
| // Khai báo hàm function tinh_tong(a, b) { document.write( 'Tổng là ' + (a + b)); } // Sử dụng var so1 = 1; var so2 = 2; // truyền so1 và so2 vào hàm tinh_tong(so1, so2); |
3. Một số ví dụ tạo hàm trong javascript
Ví dụ 1: Viết chương trình kiểm tra một năm có phải là năm nhuận hay không
Năm nhuận là năm chia hết cho 4, nếu chia hết cho 100 thì nó phải chia hết cho 400. Đây là định nghĩa năm nhuận còn chính xác hay không thì mình không biết nhé :D vì có trường hợp nó sai.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
| // khai báo hàm function kiem_tra_nam_nhuan(nam) { // nếu năm chia hết cho 100 // thì kiểm tra nó có chia hết cho 400 hay không if (nam % 100 == 0) { // nêu chia hết cho 400 thì là năm nhuận if (nam % 400 == 0){ alert(nam + ' là năm nhuận' ); } else { // ngược lại không phải năm nhuận alert(nam + ' không phải năm nhuận' ); } } else if (nam % 4 == 0){ // trường hợp chia hết cho 4 thì là năm nhuận alert(nam + ' là năm nhuận' ); } else { // cuối cùng trường hợp không phải năm nhuận alert(nam + 'không phải là năm nhuận' ); } } // sử dụng kiem_tra_nam_nhuan(4); |
Ví dụ 2: thực hiện lại ví dụ trên nhưng sử dụng return để trả kết quả vè, nếu true thì là năm nhuận, false thì không phải năm nhuận.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
| // khai báo hàm function kiem_tra_nam_nhuan(nam) { // nếu năm chia hết cho 100 // thì kiểm tra nó có chia hết cho 400 hay không if (nam % 100 == 0) { // nêu chia hết cho 400 thì là năm nhuận if (nam % 400 == 0){ return true ; } else { // ngược lại không phải năm nhuận return false ; } } else if (nam % 4 == 0){ // trường hợp chia hết cho 4 thì là năm nhuận return true ; } else { // cuối cùng trường hợp không phải năm nhuận return false ; } } // sử dụng var flag = kiem_tra_nam_nhuan(4); if (flag){ alert( 'là năm nhuận' ); } else { alert( 'không phải là năm nhuận' ); } |
Trong ví dụ này thay vì alert trực tiếp trong hàm thì ta trả về kết quả true/false, sau đó kiểm tra kết quả này nếu true thì là năm nhuận, nếu false thì không phải là năm nhuận.
4. Lời kết
Qua bài này bạn phải hiểu được cách sử dụng hàm và tạo hàm trong javascript, hiểu được trong javascript không tồn tại khái niệm con trỏ và tham chiếu, hiểu được hai cách sử dụng hàm là hàm có return và hàm không có return. Chúc bạn học tốt!
Tạo hàm trong javascript
Reviewed by Unknown
on
05:05
Rating:
Không có nhận xét nào: