QC

Thủ tục để đăng ký tên miền Internet quốc gia Việt Nam

1. Đăng ký tên miền:
a. Thủ tục đăng ký tên miền

Các chủ thể đăng ký tên miền là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (gồm tất cả các trường hợp đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam; trường hợp không sinh sống, làm việc tại Việt Nam) muốn đăng ký, sử dụng tên miền Internet quốc gia Việt Nam.VN cần thực hiện các thủ tục và nộp hồ sơ đăng ký thông qua các nhà đăng ký Trung tâm Internet Việt Nam.

Dancongnghe.com - Thủ tục để đăng ký tên miền Internet quốc gia Việt Nam
Riêng các chủ thể là tổ chức, cá nhân người nước ngoài, không sinh sống và làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải làm thủ tục qua các Nhà đăng ký nước ngoài của Trung tâm Internet Việt Nam.

b. Quy định chung về đặt tên miền

- Các chủ thể không được sử dụng những nội dung sau đây trong tên miền đăng ký:

· Nội dung đi ngược lại với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

· Nội dung xâm hại đến an ninh quốc gia hoặc xâm hại đến toàn vẹn lãnh thổ. · Nội dung xâm hại đến truyền thống và lợi ích đất nước.

· Nội dung xúi giục bạo loạn hoặc gây mâu thuẫn giữa các dân tộc, xâm hại đến sự đoàn kết các dân tộc.

· Nội dung vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan.

· Nội dung gây tin đồn nhằm xâm hại đến trật tự xã hội hoặc ổn định xã hội. · Nội dung tuyên truyền, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, khiêu dâm, cờ bạc, bạo lực.

· Nội dung xúc phạm, phỉ báng người khác hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

· Những nội dung khác bị pháp luật cấm.

- Những tên miền liên quan đến tên địa danh lịch sử khi đăng ký phải có kèm theo xác nhận đồng ý của UBND địa phương cấp đó.

- Những tên miền liên quan đến tên danh nhân, lãnh tụ khi đăng ký phải có kèm theo bản giải trình về mục đích sử dụng tên miền để làm sở cứ xem xét.

c. Hồ sơ đăng ký tên miền.

(1) Đối với các tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hồ sơ đăng ký bao gồm:

· “Bản khai đăng ký tên miền“ có chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức xin đăng ký theo mẫu do Nhà đăng ký quy định.

(2) Đối với cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, hồ sơ đăng ký bao gồm:

· “Bản khai đăng ký tên miền“ có chữ ký của cá nhân đăng ký theo mẫu do Nhà đăng ký quy định.

· Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu thường trú đối với cá nhân người Việt Nam; hộ chiếu cùng thẻ thường trú hoặc chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đối với cá nhân người nước ngoài.

(3) Đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài không sinh sống và làm việc tại Việt Nam, hồ sơ đăng ký tên miền theo chỉ dẫn của các Nhà đăng ký nước ngoài. Đối với trường hợp được ủy quyền nộp thay thì hồ sơ ngoài các giấy tờ theo quy định trên cần bắt buộc bổ sung đầy đủ các giấy tờ cần thiết sau:

· Giấy ủy quyền của chính chủ thể đăng ký trong đó phải ghi rõ là ủy quyền cho ai (tên, ngày sinh, số CMND), đi nộp hồ sơ đăng ký cho tên miền nào.

· Bản sao giấy CMND của người nộp hồ sơ.

Lưu ý: Đối với các trường hợp ủy quyền nộp thay hoặc gửi hồ sơ đăng ký tên miền cho Tổ chức cũng như cho cá nhân qua đường Bưu điện thì Bản sao giấy tờ tùy thân của chủ thể đăng ký phải bắt buộc là bản có công chứng.

2. Sử dụng và quản lý tên miền:

a. Chủ thể đăng ký tên miền có nghĩa vụ quản lý và theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của tên miền đã đăng ký:

- Các thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của tên miền được công bố thường xuyên trên Website của VNNIC tại địa chỉ http://www.vnnic.vn.

- Trong mọi trường hợp, tên miền không tiếp tục nộp phí duy trì khi đến hạn đều bị tự động tạm ngừng và thu hồi theo quy định.

b. Sử dụng tên miền đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội:

Các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội sau khi đăng ký tên miền .VN chỉ được lưu giữ thông tin trong các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam, không được phép thiết lập Website hoặc lưu giữ thông tin trên các máy chủ ở nước ngoài.

c. Sử dụng tên miền cấp 2 của các IXP, ISP, OSP, ICP:

Ngoài việc sử dụng các tên miền cấp 2 dưới .VN cho nhu cầu mạng nội bộ của mình, Các IXP, ISP, ICP, OSP muốn cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 của mình cho mục đích kinh doanh hoặc cho khách hàng sử dụng dịch vụ Internet cần phải tuân thủ các quy định sau:

- Phải đăng ký và được VNNIC lựa chọn là nhà đăng ký tên miền Quốc gia .VN.

- Phải đăng ký rõ tên miền cấp 2 nào sẽ dùng để cấp các tên miền cấp 3 cho mục đích kinh doanh hoặc cho khách hàng sử dụng dịch vụ Internet với VNNIC.

- Phải thực hiện nghiêm túc việc thu phí, lệ phí đăng ký, duy trì hàng năm các tên miền cấp 3 này theo quy định của Bộ Tài chính, nộp đầy đủ các khoản khí, lệ phí này về Trung tâm Internet Việt Nam và được hưởng hoa hồng theo quy định cụ thể trong Hợp đồng phát triển tên miền.

d. Thay đổi thông tin về quản lý tên miền

- Trong quá trình sử dụng, khi có nhu cầu thay đổi địa chỉ máy chủ DNS chuyển giao của tên miền, chủ thể phải đăng ký các nội dung thay đổi đó vào "Bản khai thay đổi tên miền" gửi về Nhà đăng ký mà chủ thể tên miền đang nộp phí duy trì tại đó và nộp đầy đủ phí thay đổi tên miền trước khi tên miền được khai báo kích hoạt thay đổi.

- Khi có sự thay đổi các thông tin liên hệ liên quan đến sự hoạt động và quản lý tên miền như địa chỉ cơ quan, địa chỉ thanh toán, địa chỉ email, số điện thoại, số Fax, người quản lý tên miền, người chịu trách nhiệm thanh toán, email thanh toán, v.v... chủ thể đăng ký tên miền phải điền các thông tin đó vào "Bản khai thay đổi tên miền" theo mẫu quy định và gửi về nhà đăng ký mà chủ thể đang nộp phí duy trì tên miền ngay sau khi có sự thay đổi.

- Khi nhận được các thông tin thay đổi, nhà đăng ký có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi đó vào cơ sở dữ liệu khách hàng của minh và cập nhật các thông tin thay đổi đó về VNNIC.

- Chủ thể đăng ký tên miền có quyền lựa chọn việc đăng ký, duy trì tên miền qua các nhà đăng ký tên miền. Trong trường hợp cần thiết, chủ thể đăng ký tên miền có thể lựa chọn chuyển đổi sang nhà đăng ký tên miền mới

- Khi chủ thể đăng ký tên miền có yêu cầu chuyển đổi, ngoại trừ việc chủ thể đăng ký tên miền vi phạm các điều kiện thoả thuận đã thống nhất cam kết với nhà đăng ký cũ tại thời điểm đăng ký tên miền dẫn đến hai bên phải giải quyết dứt điểm trước khi đồng ý chuyển đổi; Nhà đăng ký tên miền cũ không được gây khó khăn cho chủ thể đăng ký tên miền và không được thu bất kỳ một khoản lệ phí nào trái với quy định của nhà nước cho việc chuyển đổi này.

- Để thực hiện việc chuyển đổi nhà đăng ký tên miền, chủ thể đăng ký cần phải hoàn tất thủ tục các thủ tục sau:

· Phải đã lựa chọn được một nhà đăng ký mới để thực hiện việc duy trì tên miền trong thời gian tiếp theo.

· Nộp về nhà đăng ký mới "Bản khai thay đổi tên miền" kèm theo "Bản khai chuyển đổi nhà đăng ký tên miền" có xác nhận đồng thuận chuyển đổi của nhà đăng ký cũ hoặc văn bản đồng thuận cho chuyển đổi của nhà đăng ký cũ.

· Sau khi chủ thể tên miền đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, nhà đăng ký mới phải nộp về Trung tâm Internet Việt Nam hồ sơ thay đổi của chủ thể đăng ký tên miền. Trung tâm Internet Việt Nam sẽ cập nhật các thông tin sửa đổi bổ sung theo nhà đăng ký mới cho tên miền. Phí duy trì tên miền đã nộp sẽ được kế thừa.

- Tên miền sẽ không được chuyển đổi nhà đăng ký trong các trường hợp sau:

· Tên miền đang có tranh chấp, vi phạm và đang trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc xử lý vi phạm

· Tên miền đang bị tạm ngừng hoạt động
Thủ tục để đăng ký tên miền Internet quốc gia Việt Nam Reviewed by Unknown on 05:35 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Tạp Chí Công Nghệ - Dân Công Nghệ Việt Nam © 2014 - 2015
A Product of iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.