QC

Tìm hiểu khái niệm toán tử trong javascript

Bài này mình không trình bày các khái niệm như "toán tử là gì? biểu thức là gì" vì các bạn đã học PHP hoặc là một ngôn ngữ như C, C++ rồi, mình chỉ hướng dẫn một vài thao tác liên quan đến các phép toán thường hay sử dụng trong javascript thôi nhé.
1. Toán tử toán học trong javascript
Thông thường chúng ta sử dụng toán tử toán học như cộng, trừ, nhận, chia, ... để thực xử lý thay đổi giá trị các biến trong javascript. Sau đây là bảng danh sách các toán tử hay dùng.
Toán tửMô tả
+
Phép cộng. Nếu là chuỗi thì nó sẽ thực hiện thao tác nối chuỗi, còn nêu là số thì nó sẽ cộng hai số lại. Ví dụ:
1
2
3
4
5
var a = 20;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 25
var c = a + b;
-
Phép trừ và dùng với number. Ví dụ:
1
2
3
4
5
var a = 20;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 15
var c = a - b;
*
Phép nhân và dùng với number. Ví dụ:
1
2
3
4
5
var a = 20;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 100
var c = a * b;
/
Phép chia và dùng với number. Ví dụ:
1
2
3
4
5
var a = 20;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 4
var c = a / b;
%
Phép chia lấy phần dư, nghĩa là khi chia hai số lại với nhau và kết quả nó sẽ lấy phần dư của phép toán. Ví dụ:
Trường hợp chia dư 0:
1
2
3
4
5
6
var a = 20;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 0
// Lý do là a / b dư 0
var c = a % b;
Trường hợp chia dư khác 0:
1
2
3
4
5
6
var a = 22;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 2
// Lý do là a / b = 4 dư 2
var c = a % b;
++
Phép tăng giá trị hiện tại lên 1 đơn vị. Phép này có hai cách sử dụng đó là đặt nó trước biến và đặt nó sau biến.
  • Trường hợp đứng trước biến thì nó sẽ tăng trước khi lấy giá trị, ví dụ:
    1
    2
    3
    4
    5
    var c = 12;
     
    alert(++c); // kết quả là 13
     
    alert(c); // kết quả là 13
  • Trường hợp đứng sau biến thì nó sẽ lấy giá trị rồi tăng lên, ví dụ:
    1
    2
    3
    4
    5
    var c = 12;
     
    alert(c++); // kết quả là 12
     
    alert(c); // kết quả là 13
--
Phep giảm giá trị hiện tại xuống 1 đơn vị. Phép này cũng có hai cách dùng đó là đặt trước biên và đặt sau biến.
  • Trường hợp đứng trước biến thì nó sẽ giảm trước khi lấy giá trị, ví dụ:
    1
    2
    3
    4
    5
    var c = 12;
     
    alert(--c); // kết quả là 11
     
    alert(c); // kết quả là 11
  • Trường hợp đứng sau biến thì nó sẽ lấy giá trị rồi giảm xuống, ví dụ:
    1
    2
    3
    4
    5
    var c = 12;
     
    alert(c--); // kết quả là 12
     
    alert(c); // kết quả là 11

2. Toán tử gán trong javascript

Ở các bài trước chúng ta đã sử dụng toán tử gán rất nhiều đó là toán tử gán bằng (=), toán tử này thường hay sử dụng nhiều nhất trong các ngôn ngữ lập trình. Sau đây là danh sách các toán tử gán  mà ta hay dùng trong javascript.
Toán tửVí dụMô tả
=x = y
Gán gí trị của biến x bằng giá trị của biến y, ví dụ:
1
2
var x = 12;
var y = x; // y = 12
+=x += y
Tương đương với x = x + y. Ví dụ:
1
2
3
4
5
var x = 12;
var y = 10;
 
// lúc này x = 22
x += y; // tương đương x = x + y
-=x -= y
Tương đương với x = x - y. Ví dụ:
1
2
3
4
5
var x = 12;
var y = 10;
 
// lúc này x = 2
x -= y; // tương đương x = x - y
*=x *= y
Tương đương với x = x * y. Ví dụ:
1
2
3
4
5
var x = 12;
var y = 10;
 
// lúc này x = 120
x *= y; // tương đương x = x * y
/=x /= y
Tương đương với x = x / y. Ví dụ:
1
2
3
4
5
var x = 12;
var y = 10;
 
// lúc này x = 1.2
x /= y; // tương đương x = x / y
%=x %= y
Tương đương với x = x % y. Ví dụ:
1
2
3
4
5
var x = 12;
var y = 10;
 
// lúc này x = 2;
x %= y; // tương đương x = x % y

3. Lời kết

Nếu bài này là một ngôn ngữ lập trình căn bản thì mình sẽ trình bày chi tiết hơn nhưng vì các bạn đã học qua ngôn ngữ lập trình khác rồi nên mình chỉ viết ở dạng liệt kê để các bạn dùng để tham khảo và tra cứu thôi nhé. Chúc các bạn học tốt với serie Javascript này.
Tìm hiểu khái niệm toán tử trong javascript Reviewed by Unknown on 05:45 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Tạp Chí Công Nghệ - Dân Công Nghệ Việt Nam © 2014 - 2015
A Product of iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.